TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

CEO MBS: 'Việt Nam có thể được nâng hạng thị trường sau hơn hai năm nữa'

Ông Trần Hải Hà, Tổng giám đốc CTCK MB đánh giá việc nâng hạng là câu chuyện tất yếu và sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu thời gian nâng hạng kéo dài thì thị trường vẫn tốt và rất nhiều cơ hội đầu tư.

Ông Trần Hải Hà, Tổng giám đốc MBS. Ảnh PTC.
Ông Trần Hải Hà, Tổng giám đốc MBS. Ảnh PTC.

Trao đổi trong Talk show Phố Tài chính (The Finance Street) vào tối ngày 30/5, ông Trần Hải Hà, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán MB (MBS) đánh giá việc nâng hạng là tiến trình tất yếu trong sự phát triển và hội nhập của thị trường về dài hạn. 

Khi nói về việc nâng hạng, nhiều ý kiến cho rằng thị trường Việt Nam “đã thay da đổi thịt” nhưng vẫn khoác trên mình chiếc áo chật chội, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Trần Hải Hà, Tổng giám đốc CTCK MB (MBS): Việc nâng hạng tại thời điểm này cần có hai tiêu chí: Định lượng và định tính.

Về định lượng, chỉ tiêu về quy mô và thanh khoản của chứng khoán Việt hiện nằm trong Top đầu Asean. Riêng thanh khoản trong 4 tháng đầu năm 2022 đã vượt Singapore và đứng vị trí thứ hai, chỉ sau Thái Lan. Bên cạnh đó, đã có ít nhất ba công ty đáp ứng các chỉ tiêu về vốn hóa, giá trị cổ phiếu giao dịch, chỉ tiêu về tỷ lệ giao dịch bình quân.

Còn về định tính, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn như tỷ lệ các doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp dùng báo cáo công bố thông tin bằng tiếng Anh còn ít, bên cạnh đó còn có những vấn đề như thao túng, làm giá, minh bạch thị trường. Đây là những chỉ tiêu tôi nghĩ rằng là phải có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ mới giải quyết được.

Theo ông việc chưa có một hệ thống công nghệ thông tin mới, đồng bộ như kỳ vọng có phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc nâng hạng bị chậm?

Hy vọng rằng cuối năm nay hệ thống KRX sẽ được đưa vào hoạt động. Từ đó, câu chuyện về sản phẩm như T+0, bán khống và nhiều sản phẩm khác có thể được giao dịch. Dĩ nhiên, họ hoàn toàn có thể kiểm soát được quá trình giao dịch và cũng là một cách thức để hỗ trợ thanh khoản thị trường và nâng quy mô thị trường lên. 

Thực tế, những hạn chế nói trên đã và đang có những cải thiện tích cực, cũng như thị trường ngày càng minh bạch, doanh nghiệp gia tăng quy mô và chất lượng. Vậy theo ông, quá trình nâng hạng có được rút ngắn không? 

Với sự điều hành quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, chắc chắn sẽ có những tác động tích cực trong việc giải quyết những vấn đề đang tồn tại cho câu chuyện nâng hạng. Tôi nghĩ rằng những vấn đề liên quan về định tính như công bố thông tin, minh bạch thì sẽ dần đi vào khuôn khổ. Còn về khía cạnh kỹ thuật chung của thị trường thì còn 3 vấn đề lớn nữa mà chúng ta sẽ phải đối mặt, gồm: Giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, giải pháp về Pre-Funding của nhà đầu tư nước ngoài, và vấn đề thứ ba là việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể giao dịch bằng các tài khoản ẩn danh khác nhau. Ba vấn đề đó Việt Nam cần phải đối mặt để giải quyết để câu chuyện nâng hạng diễn ra một cách nhanh hơn.

Nếu thị trường được nâng hạng thì dòng vốn vào Việt Nam sẽ như thế nào?

Đứng dưới quan điểm của người làm nghề chứng khoán, tôi cho rằng, Việt Nam sẽ có thể nâng hạng được sau hơn hai năm nữa. Còn quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm đấy sẽ tăng ít nhất gấp đôi so với mức độ thanh khoản như hiện nay, bên cạnh đó, chúng ta sẽ đứng trong Top đầu, hoặc ít nhất là trong ba nước đứng đầu của ASEAN.

Tóm lại, việc nâng hạng là câu chuyện tất yếu và sẽ xảy ra trong thì tương lai và nếu thời gian nâng hạng kéo dài thì thị trường vẫn tốt và rất nhiều cơ hội đầu tư.

Nguồn: