TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

DN được tự dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài?

Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại Khoản 1, Điều 16 Luật Kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch.

Bà Trần Thị Kiều Ly, Công ty TNHH Phụ tùng xe máy – ô tô Showa Việt Nam đã tham khảo Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, trong đó có nội dung, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính trong trường hợp “không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng ngoài ra tiếng Việt”. Tuy nhiên, bà Ly chưa rõ những tài liệu như thế nào sẽ được coi là chứng từ kế toán cần dịch?

Cụ thể, đối với trường hợp thanh toán với đối tác nước ngoài tại Công ty của bà Ly như sau:

- Thanh toán hóa đơn (debit note) khi mua hàng của nhà cung cấp nước ngoài.

- Thanh toán các khoản chi phí công tác như: Chi phí đi lại/ăn uống tại nước ngoài,…

Trong 2 trường hợp trên, Công ty đều thanh toán dựa trên invoice/debit note/hoặc các ticket của nước sở tại và phiếu yêu cầu thanh toán (có nội dung người nhận thanh toán, số tiền) được ký phê duyệt bởi ban giám đốc.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, bà Ly hỏi, việc thanh toán của Công ty TNHH Phụ tùng xe máy – ô tô Showa Việt Nam có bị coi là vi phạm quy định tại Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP không? Để không vi phạm, Công ty có thể tự dịch và ghi tay các nội dung dịch ngay trong bản debit note/invoice/ticket không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Luật Kế toán:

“3. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Luật Kế toán:

“1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán”.

Khoản 1, Điều 20 Luật Kế toán quy định: “Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật”.

Dịch chứng từ kế toán

Khoản 5, Điều 5 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán:

“5. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại Khoản 1, Điều 16 Luật Kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.

Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.

Chinhphu.vn
Nguồn: