TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

Những cửa hàng nào được phép bán pháo hóa trong dịp Tết Nguyên đán?

Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 vừa công bố danh sách các cửa hàng chính thức được phép kinh doanh sản phẩm pháo hoa phục vụ dịp Tết Nguyên đán.

Những cửa hàng nào được phép bán pháo hóa trong dịp Tết Nguyên đán?
Những cửa hàng nào được phép bán pháo hóa trong dịp Tết Nguyên đán?

Công ty này là đơn vị duy nhất được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao sản xuất, cung ứng pháo hoa, pháo hoa nổ.

Cụ thể, tại Phú Thọ, có 2 địa điểm bán gồm: cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm pháo hoa của Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21, địa chỉ tại xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ; cửa hàng kinh doanh, số 306, khu Bích Hải, xã Trưng Vương , TP. Việt Trì.

Tại Hà Nam, pháo hoa được bán tại địa điểm kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 có địa chỉ số 511, đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý.

Tại Vĩnh Long, người dân có thể đến mua pháo hoa tại địa điểm kinh doanh số 1 Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21, địa chỉ số 06, Cao Thắng, khóm 2, phường 8, TP. Vĩnh Long.

Tại Hải Phòng, người dân có thể đến mua pháo hoa tại địa điểm kinh doanh số 113, lô 27 Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.

Tại Hưng Yên, điểm bán pháo hoa có địa chỉ số 511, đường 179, thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang.

Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 cho biết, đang tiếp tục cập nhật danh sách các cửa hàng bán pháo hoa.

Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 cũng cho biết đơn vị đã sản xuất được gần 50.000 sản phẩm pháo hoa nổ, gần 120.000 sản phẩm pháo hoa không nổ, đảm bảo cung ứng đầy đủ cho nhu cầu của các địa phương và người dân trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Riêng dịp Tết này, doanh nghiệp đang hoàn thiện sản xuất, cung cấp đưa ra thị trường 6 loại sản phẩm bao gồm: sản phẩm ống phun nước bạc; sản phẩm nến cầm tay, sản phẩm cánh hoa xoay; sản phẩm cây hoa lửa; sản phẩm vòng xoay hoa lửa; sản phẩm thác nước bạc.

Đặc điểm chung của các loại pháo hoa dân dụng là không gây tiếng nổ, chỉ gây các hiệu ứng về ánh sáng, có thể có âm thanh nhưng không phải âm thanh nổ.

Theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành mới đây về quản lý, sử dụng pháo, người dân sẽ được sử dụng pháo hoa trong những ngày, lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị... kể từ ngày 11/1/2021. Tuy nhiên, Nghị định này lưu ý, có hai khái niệm phân biệt giữa pháo hoa nổ và pháo hoa.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định quy định cụ thể như sau: “Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ”.

Như vậy, pháo hoa mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi đốt chỉ gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ.

Nghị định nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ (quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 137). Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.

Nguồn: