TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

Tư vấn bố trí nơi thờ cúng theo phong thủy

Văn hóa và tập tục thờ cúng của mỗi một vùng, một tín ngưỡng là rất khác nhau. Vậy Địa lý phong thủy có phân biệt theo tín ngưỡng hay văn hóa vùng miền?

Khu vực thờ cúng, hành lễ hoặc có thể gọi chung là khu vực tâm linh được coi là khu vực quan trọng hàng đầu trong mỗi ngôi nhà. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Khu vực thờ cúng, hành lễ hoặc có thể gọi chung là khu vực tâm linh được coi là khu vực quan trọng hàng đầu trong mỗi ngôi nhà. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Địa lý Lạc Việt xác định rằng, môn Địa lý phong thủy là một bộ môn khoa học và nó hoàn toàn độc lập với tín ngưỡng và văn hóa. Cho dù chúng ta có theo tín ngưỡng nào đi nữa, thì quy luật tương tác của Địa lý phong thủy tới cuộc sống trong căn nhà chỉ có một, đó là quy luật của Địa lý phong thủy.

Bạn có thể theo đạo Hồi, đạo Hindu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa..., nhưng ngôi nhà của bạn, hay nơi thờ cúng đều được bố trí và thiết kế theo các quy tắc của Địa lý phong thủy. Sự khác nhau chỉ ở việc bạn thờ cúng thế nào, cách bày trí ban thờ hoặc nơi hành lễ. Chúng ta cũng không nên nhầm lẫn việc tên gọi của các Sao trong Địa lý phong thủy là các vị Thần và cúng bái các Sao này để cầu may mắn hay giải hạn.

Cho dù ngôi nhà của bạn có gặp Sao xấu, nhưng không có nghĩa là bạn cúng bái hay dâng sao để giải hạn, hay hóa giải tai ương của ngôi Sao đó mang tới. Sự tốt xấu của những Sao này bản chất là sự tương tác trực tiếp của các hành tinh thuộc hệ Mặt trời và trong môn Địa lý phong thủy cũng có những phương án hóa giải tương tác xấu theo phương pháp tương sinh - tương khắc của Ngũ hành.

Trong Địa lý Lạc Việt, khu vực thờ cúng, hành lễ hoặc có thể gọi chung là khu vực tâm linh được coi là khu vực quan trọng hàng đầu. Khu vực này là tượng trưng của sự may mắn, của quý nhân và của những ước vọng. Việc bố trí khu vực này cần phải được đặt ở vị trí vượng khí, nhưng cần tránh những yếu tố cơ bản sau:

1. Không đặt đối diện với hành lang.

2. Không đặt ở vị trí đối diện
cửa chính.

3. Không đặt khu vực tâm linh cạnh cửa hoặc đối diện cửa khu vực
nhà vệ sinh.

4. Không đặt dưới nhà vệ sinh theo trục thẳng đứng.

5. Không để cạnh tường hay các góc nhọn đối diện ban thờ.

6. Không đặt chung khu vực tâm linh với phòng ngủ chính.            

7. Cho dù là con cả hay con út, cũng nên có khu vực tâm linh.

8. Khu vực tâm linh luôn sạch sẽ và trang nghiêm.

Khu vực tâm linh xin được nhắc lại là phải được đặt ở khu vực vượng khí theo tiêu chí khí của Địa lý Lạc Việt. Tại vị trí này, ban thờ đấng tối cao được đặt về hướng tốt của chủ nhà và hướng được xác định theo lưng của người hành lễ. Như vậy, đối với ban thờ, bắt buộc phải đủ hai tiêu chí: Vị trí vượng khí và hướng tốt theo tuổi chủ nhà.

Trên ban thờ thì tùy theo văn hóa thờ cúng của từng vùng hoặc tín ngưỡng, mà chủ nhà sắp xếp, chứ không theo quy định nào của Địa lý phong thủy.

Địa lý Lạc Việt xác định yếu tố khoa học trong khu vực tâm linh trên cơ sở lý thuyết của Vật lý lượng tử và Luật Hấp dẫn. Khu vực tâm linh chính là nơi chủ nhà đặt mọi ước nguyện hay mong muốn vào đấng tối cao mà họ thờ phụng. Chính vì lý do đó, nên mọi sự may mắn hay không đều được thể hiện tại khu vực này.

Sự cầu nguyện, ước mong, cầu xin... cho dù chỉ là từ tâm thức và suy nghĩ, nhưng nó lại tồn tại ở trong khu vực tâm linh đó dưới một dạng sóng nào đó, mà khoa học hiện đại chưa định nghĩa được. Nếu khu vực Tâm linh ở nơi Vượng khí, thì ước muốn của chủ nhà dễ dàng thành hiện thực hơn so với việc được đặt tại khu vực mộ khí, cho dù hướng có tốt đến đâu, thì chủ nhà cũng khó có thể gặp may mắn.

Đối với nhà chung cư, thì việc bố trí khu tâm linh thường được đặt tại khu vực phòng khách. Đây cũng là sự bố trí hợp lý theo tiêu chí của Địa lý phong thủy nói chung. Tất nhiên, khu vực này cần có sự chỉnh sửa để phù hợp với tiêu chí về khí của Địa lý Lạc Việt.

Nguồn: