TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

Tham gia bảo hiểm 40 năm, mắc bệnh hiểm nghèo có được rút BHXH 1 lần?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp thắc bạn đọc liên quan đến cách thanh toán bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần khi mắc bệnh hiểm nghèo.

Bạn đọc hỏi: Mẹ tôi tham gia BHXH được 40 năm, năm nay đã 60 tuổi, nhưng lại bị bệnh ung thư. Xin cho hỏi, mẹ tôi có thanh toán BHXH 1 lần được không, mẹ có đi giám định ở Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động trên 81% - không tự phục vụ/không tự chăm sóc bản thân được. Giấy tờ này có thể thay cho tóm tắt bệnh án không?.

Vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời:

Tại Điều 4, Thông tư 59/2017/TT-BYT quy định các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:

1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Tại Tiết a4, Điểm 1.2.3, Khoản 1, Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31-1-2019 quy định về thủ tục hồ sơ hưởng BHXH 1 lần đối với trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được;

Nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ được. Đề nghị bạn đối chiếu với quy định nêu trên để chuẩn bị hồ sơ đúng theo quy định.

Theo Minh Hương/Lao động
Nguồn: