TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

'Gian lận' hàm lượng, Siro ăn ngon Ích nhi của Nam Dược có bị thu hồi?

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngon Ích nhi của Công ty Cổ phần Nam Dược có 6/9 số hàm lượng cấu thành không đạt chuẩn như đã công bố trên bao bì sản phẩm, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng. Vậy, liệu sản phẩm này có bị thu hồi?

Giới thiệu về Siro ăn ngon Ích Nhi trên bao bì sản phẩm, Công ty Cổ phần Nam Dược không ngừng “tung hô” thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Siro ăn ngon Ích nhi là sản phẩm chuyên biệt cho trẻ biếng ăn, kém hấp thu, chậm tăng cân, còi cọc; giúp bổ sung các vi chất dinh dưỡng quan trọng như Kẽm, Selen (nguồn gốc thực vật); Lysine, Taurin; và Vitamin nhóm B; cải thiện vị giác, tăng cường hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất, hỗ trợ cải thiện triệu chứng biếng ăn, kém hấp thu ở trẻ…

Các thông tin quảng cáo sản phẩm này còn nhấn mạnh, Siro ăn ngon Ích nhi sẽ giải quyết triệt để 3 vấn đề: Một là cải thiện vị giác, tạo cảm giác thèm ăn tự nhiên, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn nhanh; hai là tăng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ; ba là tăng chuyển hóa, giúp trẻ tăng cân nặng và phát triển chiều cao.

 Sản phẩm TPBVSK Siro Ăn ngon Ích Nhi của công ty Cổ phần Nam Dược.
Sản phẩm TPBVSK Siro Ăn ngon Ích Nhi của công ty Cổ phần Nam Dược.

Trên bao bì sản phẩm TPBVSK Siro ăn ngon Ích nhi các hàm lượng được Công ty Cổ phần Nam Dược công bố như sau: Hàm lượng kẽm có nguồn gốc thực vật là 10mg; Hàm lượng L- Lysine là 60mg; Hàm lượng Taurin là 5mg; Hàm lượng Vitamin B2 là 0,6mg; Hàm lượng Vitamin D3 là 200 UI; Hàm lượng Calci Gluconat là 0,12g.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người tiêu dùng thì những hàm lượng được công bố trong sản phẩm Siro ăn ngon Ích nhi lại không đúng như những gì công ty Nam Dược quảng cáo, không đảm bảo theo tiêu chuẩn mà công ty này công bố trên bao bì sản phẩm.

Phản ánh của khách hàng là hoàn toàn có căn cứ, bởi khi mang sản phẩm TPBVSK Siro ăn ngon Ích nhi đi kiểm nghiệm, kết quả cho thấy tại phiếu kiểm nghiệm sản phẩm TPBVSK Siro ăn ngon Ích nhi như sau: Hàm lượng kẽm có nguồn gốc thực vật là 9,07mg; Hàm lượng L- Lysine là 54,5mg; Hàm lượng Taurin là 4,48mg; Hàm lượng Vitamin B2 là 0,05mg; Hàm lượng Vitamin D3 là 147 UI; Hàm lượng Calci Gluconat là 0,085g.

So sánh giữa Hàm lượng trên bao bì sản phẩm Siro ăn ngon Ích nhi và kết quả Hàm lượng thực tế của sản phẩm khi khách hàng mang đi kiểm nghiệm cho thấy có đến 6/9 thành phần hàm lượng cấu tạo của sản phẩm TPBVSK Siro ăn ngon Ích nhi cho kết quả giảm so với hàm lượng mà Công ty Cổ phần Nam Dược công bố.

 Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 6/9 thành phần cho kết quả giảm so với hàm lượng do Công ty công bố.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 6/9 thành phần cho kết quả giảm so với hàm lượng do Công ty công bố.

Sau khi kết quả này được công bố, nhiều người tiêu dùng, đã sử dụng sản phẩm cho con em trong gia đình tỏ ra khá bức xúc, cho rằng Công ty Nam Dược quảng cáo không trung thực, lừa dối người tiêu dùng…

Cùng với đó, nhiều người cũng đặt câu hỏi, một sản phẩn bảo vệ sức khỏe, với mục đích là bổ sung các Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng hàm lượng lại bị “bớt xén” thì có đảm bảo hiệu quả hay không?

Một động thái khó hiểu đó là, khi vấn đề liên quan đến việc "bớt xén" hàm lượng của sản phẩm TPBVSK Siro ăn ngon Ích nhi đang khiến dư luận xôn xao thì website chính thức của công ty Cổ phần Nam Dược tại địa chỉ http://namduoc.vn/ – nơi có các nội dung thông tin về sản phẩm Siro ăn ngon Ích nhi "bỗng dưng" không thể truy cập được.

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng học, đối với các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ sức khỏe như sản phẩm Siro ăn ngon Ích nhi, nếu các thành tố tạo thành không có đủ hàm lượng như công bố thì không thể chắc chắn được về hiệu quả như quảng cáo bởi tác dụng của các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, các sản phẩm sức khỏe là do hàm lượng các thành tố cấu thành mang lại. 

Bên cạnh đó, một số chuyên gia y tế cho rằng, việc hàm lượng dưỡng chất trong TPCN, TPBVSK kém chất lượng không được cân, đo, đong, đếm theo đúng quy chuẩn; Việc sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài có thể khiến cơ thể tích tụ một dưỡng chất quá nhiều, đe dọa đến hệ bài tiết, thận, là nguyên nhân gây ra các bệnh lý sỏi thận, sỏi mật…

Trước thực trạng trên, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, quy định Luật về An toàn Thực phẩm và Nghị định của Chính phủ, có điều khoản cụ thể về việc quản lý TPCN, từ việc ghi nhãn, quảng cáo, công bố, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất của cơ sở; bản công bố các thành phần, dự kiến công bố công dụng; tài liệu chứng minh các thành phần có công dụng so với doanh nghiệp công bố; ghi rõ đối tượng sử dụng; phiếu kiểm nghiệm chỉ tiêu đã công bố chứng minh công bố thành phần là đúng, chỉ tiêu về an toàn như vi sinh, kim loại nặng…

Tuy nhiên, dường như chế tài xử lý chưa đủ mạnh khiến các doanh nghiệp vẫn “vô tư” vi phạm và khi bị phát hiện thì cũng “vô tư” nộp phạt để tiếp tục hoạt động dưới hình thức khác.

Nhằm bảo vệ người tiêu dùng, thiết nghĩ các cơ quan chức năng, chuyên ngành cần nhanh chóng vào cuộc làm rõ, có biện pháp mạnh xử lý dứt điểm các doanh nghiệp vi phạm. Tránh tình trạng hỗn loạn về chất lượng sản phẩm khiến quyền lợi người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Sau những phản ánh của người tiêu dùng, Công ty cổ phần Nam Dược đã có động thái kiểm tra lại các lô sản phẩm đã tiêu thụ ra thị trường hay chưa và hướng xử lý với những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn như thế nào?

Trước những diễn biến nói trên, để kịp thời bảo vệ người tiêu dùng, kính đề nghị Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cần sớm xác minh, làm rõ vụ việc. Qua đó, vừa bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng, vừa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; xử lý kịp thời các đơn vị sai phạm nếu có.

Điều 16 Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế Quy định về quản lý thực phẩm chức năng. Cụ thể:

1. Thực phẩm chức năng phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Quá thời hạn sử dụng;

b) Không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế;

c) Thông tin sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với nội dung đã được xác nhận bởi cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc không phù hợp với nội dung Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật;

d) Lưu thông trên thị trường mà chưa có chứng nhận hợp quy hoặc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

đ) Khi cơ quan thẩm quyền các nước hoặc tổ chức quốc tế cảnh báo và được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khẳng định về tính không an toàn của sản phảm.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có trách nhiệm thu hồi và báo cáo với Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

Nguồn: